Bước tới nội dung

Thuốc ức chế bơm proton

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Thuốc ức chế bơm proton
Loại thuốc
General structure of a proton-pump inhibitor
Class identifiers
Sử dụngReduction of gastric acid production
Mã ATCA02BC
Mục tiêu sinh họcH+/K+ ATPase
Dữ liệu lâm sàng
AHFS/Drugs.comPhân hạng thuốc
WebMDMedicineNet 
Liên kết ngoài
MeSHD054328
Tại Wikidata

Thuốc ức chế bơm proton (PPIs) là một nhóm thuốc có tác dụng chính là giảm sản xuất dịch vị dạ dày kéo dài. Trong nhóm thuốc này, không có bằng chứng rõ ràng một thuốc nào có hiệu quả hơn thuốc khác.[1][2]

Đây là những thuốc ức chế sản xuất acid mạnh nhất trên thị trường.[3] Nhóm thuốc này phối hợp và thay thế phần lớn các nhóm thuốc với tác dụng tương tự, nhưng một đích tác dụng khác nhau ví dụ như thuốc ức chế thụ thể H<sub id="mwDQ">2</sub>.

Tác dụng phụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhìn chung, thuốc ức chế bơm proton khá lành tính, và tỷ lệ tác dụng phụ ngắn hạn là tương đối thấp. Phạm vi và sự xuất hiện của tác dụng không mong muốn tương tự ở tất cả các PPIs, mặc dù trong đó omeprazole được báo cáo thường xuyên hơn. Đây có thể là do thuốc xuất hiện sớm hơn và do đó bác sĩ kê theo kinh nghiệm lâm sàng.

Tác dụng không mong muốn hay gặp bao gồm nhức đầu, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, mệt mỏi, và chóng mặt.[4] Tác dụng không mong muốn ít gặp hơn bao gồm phát ban, ngứa, đầy hơi, táo bón, lo lắng, và trầm cảm. Sử dụng PPI cũng có thể liên quan đến các bệnh cơ, bao gồm cả những phản ứng nghiêm trọng như tiêu cơ vân nhưng cũng rất hiếm gặp.[5]

Sử dụng PPIs kéo dài cũng yêu cầu cần đánh giá về sự cân bằng giữ lợi ích và nguy cơ của liệu pháp này.[6][7][8] Các kết quả bất lợi liên quan đến sử dụng PPI kéo dài đã được báo cáo, nhưng đánh giá tổng thể các bằng chứng trong nghiên cứu này là "thấp" hoặc "rất thấp".[7][8] Lợi ích lớn hơn hẳn nguy cơ khi PPIs được sử dụng một cách hợp lý, nhưng khi sử dụng không đúng, nguy cơ thấp có thể trở nên đáng lo ngại.[7] Các chuyên gia khuyên PPIs nên được sử dụng ở liều thấp nhất cho hiệu quả, nhưng không khuyến khích tăng liều và tiếp tục điều trị kéo dài ở những người chưa có kinh nghiệm điều trị.[8]

Kích hoạt của PPIs
Hiển vi của dạ dày hang vị đang ở G tế bào tăng sản, một histomorphologic thay đổi được nhìn thấy với TÀI sử dụng (H&amp;E vết)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “[99] Comparative effectiveness of proton pump inhibitors | Therapeutics Initiative”. ngày 28 tháng 6 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2016.
  2. ^ Dean, Laura (ngày 1 tháng 10 năm 2010). “Comparing Proton Pump Inhibitors”. PubMed Health (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2016.
  3. ^ Sachs, G.; Shin, J. M.; Howden, C. W. (2006). “Review article: The clinical pharmacology of proton pump inhibitors”. Alimentary Pharmacology and Therapeutics. 23: 2–8. doi:10.1111/j.1365-2036.2006.02943.x. PMID 16700898.
  4. ^ Rossi S, editor. Australian Medicines Handbook 2006. Adelaide: Australian Medicines Handbook; 2006. ISBN 0-9757919-2-3[cần số trang]
  5. ^ Clark, DW; Strandell J (tháng 6 năm 2006). “Myopathy including polymyositis: a likely class adverse effect of proton pump inhibitors?”. European Journal of Clinical Pharmacology. 62 (6): 473–479. doi:10.1007/s00228-006-0131-1. PMID 16758264.
  6. ^ Corleto VD, Festa S, Di Giulio E, Annibale B (tháng 2 năm 2014). “Proton pump inhibitor therapy and potential long-term harm”. Current Opinion in Endocrinology, Diabetes and Obesity. 21 (1): 3–8. doi:10.1097/MED.0000000000000031. PMID 24310148.
  7. ^ a b c Freedberg DE, Kim LS, Yang YX (2017). “The Risks and Benefits of Long-term Use of Proton Pump Inhibitors: Expert Review and Best Practice Advice From the American Gastroenterological Association”. Gastroenterology. 152 (4): 706–715. doi:10.1053/j.gastro.2017.01.031. PMID 28257716. Conclusions:Baseline differences between PPI users and non-users make it challenging to study potential PPI adverse effects retrospectively. Despite a large number of studies, the overall quality of evidence for PPI adverse effects is low to very low. When PPIs are appropriately prescribed, their benefits are likely to outweigh their risks. When PPIs are inappropriately prescribed, modest risks become important because there is no potential benefit. There is currently insufficient evidence to recommend specific strategies for mitigating PPI adverse effects.
  8. ^ a b c Vaezi MF, Yang YX, Howden CW (2017). “Complications of Proton Pump Inhibitor Therapy”. Gastroenterology. 153 (1): 35–48. doi:10.1053/j.gastro.2017.04.047. PMID 28528705. In turn, this has caused unnecessary concern among patients and prescribers. The benefits of PPI therapy for appropriate indications need to be considered, along with the likelihood of the proposed risks. Patients with a proven indication for a PPI should continue to receive it in the lowest effective dose. PPI dose escalation and continued chronic therapy in those unresponsive to initial empiric therapy is discouraged.